Những dòng sông Ba-bi-lon

3 comments



Nhớ phong trào Discotheque sôi động một thời khuấy động hàng triệu con tim của lớp tớ ngày xưa.

Nhớ những thằng hai tay vịn vào tủ nhà Lai Rừng, đít điên cuồng ủm ra ủm vào.

Nhớ một vài giọng hát khàn khàn.

Nhớ một vài ánh mắt long lanh.

Và nhớ mình có lần đánh đàn đứt gần hết dây và chảy cả máu ngón tay, bắn đầy quần, ở nhà Thạch Hâm.



Music Playlist at MixPod.com

Chán vợ!

2 comments

Tại sao giai chúng ta chán vợ?

Khoan hãy bàn đến chuyện "văn mình vợ người", của mình rồi thì mình rẻ rúng, tôi nghĩ, một trong những lý do chính làm giai chúng ta thấy chán vợ là dạo này ngoài đường vui quá mà ở nhà buồn quá. Nếu ở nhà cái tủ lạnh và máy tính mà không cách xa nhau đến thế, chắc chúng ta quên béng mất chuyện đi lại, chân sẽ teo đi chẳng mấy mà giống chân bọn thổ phỉ. Ra đường cứ thấy ràn rạt những gái xanh gái đỏ, vào quán thấy bao nhiêu gái đang ngồi mộng mị đợi chờ. Ra đường chúng ta ăn mặc đàng hoàng, trông nào biết là chẳng còn tân, về nhà vợ tống cho một bộ pi-gia-ma bố nó chê không mặc, ta thấy đời ta thế là tan.

Hình như ngày xưa có một bài thơ ngộ nghĩnh kể về một cậu bé và một cô bé, khi còn nhỏ suốt ngày bàn đến chuyện "thêu bằng tia nắng ban mai" hay "sang châu Phi chơi cho khoái", cuối cùng họ:

Nên vợ nên chồng
Với nhau sáng chưa chiều tối
Họ toàn nói chuyện tiền nong

Vợ chúng ta sao suốt ngày kêu than chúng ta kiếm tiền không đủ, hay nhẹ nhàng hơn thì kể chuyện thằng chồng con X con Y một tháng kiếm ra bao nhiêu vé. Ta chạnh lòng thấy mình đúng là loài vô dụng chẳng bằng người, đâm ra cau có cáu kỉnh, về đến nhà như về lại mặt trận, mà ngoài kia thì bia bọt vui vẻ réo gọi. Ta vẫn về ăn cơm với vợ ta, nhìn bộ mặt hầm hầm như nồi cơm xới dở của mụ mà chán. Chẳng biết tâm sự cùng ai những mơ mộng ngày xưa, văn thơ nhạc hoạ vợ ta coi như đồ bỏ vì chẳng ra cơm ra gạo, chỉ tổ tốn bia cho những ông bạn mắc bệnh giống chồng ngồi nói chuyện dời non lấp biển. Đôi khi ta đang cao hứng chê bai này nọ, nhìn cặp môi bĩu ra và cái lườm nghiêng đổ chai bia của vợ, ta chợt tỉnh giấc mộng ban ngày và hiểu câu nói mà vợ ta giữ ý không nói ra trước mặt bạn bè "Nói thì giỏi lắm, nhìn lại anh xem đã lo cho vợ con cái gì". Chả ai hiểu ta kém cỏi thế nào bằng vợ ta, từ trên thiên giới ta bị vứt xuống mặt đất cái ình. Thế là chán.

Ngồi cạnh một cô bạn mới, cô bạn không biết ta hèn kém ra sao, vẫn nghe những lời khoe môi múa mép của ta mà tin tưởng ta là một nhân tài chưa được khai quật. Sự ngây thơ của nàng đem lại cho ta một chút tự tin, ta thấy mình trẻ lại như ngày xưa, ta vẫn còn có thể làm được nhiều việc lắm. Ta nói nhiều hơn, thấy vui hơn, đời tươi hơn. Thế là thích.

Một ngày, ta len lén trốn vợ ra nơi hò hẹn. Ta dốc hết cả tâm sự bấy nay, những tâm sự mà thường khó khăn lắm ta mới bắt đầu nước chảy mây trôi cạnh tai vợ, dứt một đoạn quay ra mới thấy nàng đang ngáy khò khò. Cô bạn của ta tràn đầy thông cảm, chuyện của người khác dễ thông cảm hơn chuyện của mình, ta thấy vợ ta sao mà vô tình. Ta bắt đầu nghĩ vẩn vơ... Sao số kiếp ta lại đen đủi chừng này... Nếu ta bắt đầu lại, có lẽ cũng còn chưa muộn lắm...

Người da đỏ đánh rắm

7 comments

Có hai người ở một bộ tộc da đỏ trong rừng sâu một lần rủ nhau đến chơi chỗ người văn minh.

Người da đỏ, nhờ có cơ địa trời phú, vốn là loại người hay đánh rắm nhất thế giới. Lúc đang ngồi ở trong một cái quán đông người, bỗng họ buồn đánh rắm quá. Thấy nhạc đang bật ầm ĩ váng cả tai, nên họ yên trí lớn cứ thế nổ thoải mái, không quên nổ những phát to vào đúng những nhịp trống cái.

Nổ thoải mái xong, trong lòng đang tột cùng khoan khoái, họ mới chợt nhớ ra mình đang nghe iPod.

Chúng ta, ấy, tớ, ấy kia... có ai không từng đánh rắm không?

Không, không, và không! Tuyệt đối chẳng có ai, không có ai không đánh rắm cả! Làm gì có ai không đánh rắm?!!

Vì Ông Trời đã sinh ra chúng ta là giống hoành tráng biết đánh rắm.

Còn chưa biết nói, chúng ta đã đánh rắm rất thành thạo rồi! Thậm chí khi đó, rắm, một cách xứng đáng hoàn toàn có thể coi là một phương tiện giao tiếp!

Thế thì sao chúng ta lại cười hai người da đỏ?

Cười, về bản chất, không phải vì chuyện người biết đánh rắm, mà vì hai người này đã đánh rắm không đúng chỗ.

Chỉ có thế thôi. Và cũng chỉ hoàn toàn là vô tình!

Nếu nhận thức được ngay từ đầu là nhạc đang bật ầm ĩ váng cả tai là nhạc iPod, thì họ đã không yên trí lớn cứ thế nổ thoải mái, không quên nổ những phát to vào đúng những nhịp trống cái.

Còn nổ nín nhịn, nổ kìm nén, âm thầm nổ, nổ vào bô, nổ trong chăn, thì ai chả có lúc nổ?

Vậy thì, hence, cho nên, therefore, bởi thế, thus, so, chúng ta không nhất thiết, hoàn toàn không nhất thiết phải, nâng tầm tư tưởng lên thành những cái gì gì kiểu như:

Họa hổ họa bì nan họa cốt.
Người đánh rắm là người không tốt!


November 11, 2010 - Hà Nội một ngày mùa thu nắng hanh
Big Bang With Silencer
(Đang ngồi họp, viết vội)

Tiếng nói thật thà...

6 comments


































































Bonus (especially for Nguyễn Minh):

Đời Thị Nở

0 comments

Cả làng Vũ Đại nhao lên. Có nhiều kẻ mừng thầm, không thiếu kẻ mừng ra mặt! Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến:

- Phúc đời nhà mày, con nhé! Chả ôm lấy ông Chí Phèo.

Thị cười và nói lảng:

- Hôm qua làm biên bản, lý Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.

Nhưng thị lại nghĩ thầm:

- Sao có lúc nó hiền như đất.

Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng:

- Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua...

Tiệm trồng răng Toàn Lợi

9 comments

Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng răng

Ta còn em...

27 comments



















Ta còn em tiếng trống tan trường
Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ,
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa .
Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
Lặng lẽ theo em về phố...

...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai?
Qua đó.
Bâng khuâng nhớ tuổi học trò
Còn em giàn thiên lý chết khô,

Cỏ mọc hoang trong vườn nắng,
Còn em tiếng ghi-ta
Bập bùng
Tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm...